Tham quan ngôi chùa Sùng Hưng Cổ Tự cổ nhất tại Phú Quốc

Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch đến đảo Phú Quốc.

Lịch sử xây dựng và phát triển chùa

Chùa cổ Sùng Hưng Phú Quốc được xây vào những năm đầu của thế kỷ XX. Vùng đất này trước đây là nghĩa địa hoang vắng. Nhân dân đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để làm nơi thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn. Về sau hợp nhất hai chùa lại và lấy tên Sùng Hưng.

Ngôi chùa Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ nhất tại Phú Quốc

Ngôi chùa Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ nhất tại Phú Quốc

Đến nay người ta vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập cũng như lai lịch của những người sáng lập và trụ trì đầu tiên của chùa. Nghe nhân dân địa phương truyền lại thì có vẻ như lai lịch của ngôi chùa này không tầm thường chút nào, bởi đời trụ trì thứ 5 và thứ 6 là các hoà thượng Thích Đạt Vĩnh và Thích Minh Khiêm đồng thuộc dòng Lâm tế Chánh tông đời thứ 39. Đến năm 1910, hoà thượng Minh Khiêm viên tịch, kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Tịnh Nghĩa (thế danh Nguyễn Công Đại) cũng thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39. Chùa Sùng Hưng được nhắc đến trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906) như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện”.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sùng Hưng cổ tự là một điểm liên lạc bí mật cho cách mạng. Đặc biệt, hơn 40 năm nay, chùa Sùng Hưng Phú Quốc đã liên tục duy trì lễ cúng ngọ Bác Hồ. Theo Đại đức trụ trì Thích Huệ Thông, do mến mộ và tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên hằng ngày cứ đến giờ Ngọ (12 giờ trưa), thầy trụ trì chùa lại dâng cơm trắng (cơm lạt) cúng Bác, gọi là cúng Ngọ. Cũng theo lời Đại đức Thích Huệ Thông, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969, hòa thượng Thích Huệ Chánh là trụ trì chùa khi ấy đã thường xuyên tổ chức cúng Bác Hồ theo những nghi lễ trang trọng.

Khuôn viên ngôi chùa

Chùa Sùng Hưng nằm trên một ngọn núi gần trung tâm thị trấn Dương Đông. Cổng chùa quay về hướng Bắc, kiến trúc cổ kính, cao dần theo từng bậc thang, xung quanh cây cổ thụ xanh tươi, tường rào bao bọc. Đặc biệt chùa được xây dựng theo phong cách “trước miếu, sau chùa” đem lại cái nhìn mới lạ về đền chùa Việt Nam.

Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính điện…Từ khi khởi dựng cho đến nay, chùa Sùng Hưng đã trải qua hai lần trùng tu lớn vào năm 1924 và 1960. Theo thứ tự từ ngoài và trong, kiến trúc chùa được xây dựng độc đáo. Bên ngoài là cổng Tam quan lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên có bản đề tên chùa bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ – Sùng Hưng tự.

Chùa Sùng Hưng Cổ Tự Phú Quốc

Cổng ngoài chùa Sùng Hưng Cổ Tự Phú Quốc

Cũng như những ngôi chùa truyền thống của người Việt, phía trước chính điện thường là một khoảng sân rộng lớn, vườn, cây cối cùng những pho tượng đắp nổi theo phong cách kiến trúc quen thuộc của Phật giáo nối đuôi nhau.. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền và miếu cũ có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương, bên phải thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Với kiến trúc độc đáo cùng bầu không khí linh thiêng cổ xưa, đem lại cho du khách cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng khi đặt chân đến chùa. Đối với những du khách muốn tìm một nơi tĩnh lặng, tránh xa cái ồn ào của thành phố, một nơi tâm linh thì Sùng Hưng cổ tự sẽ không làm bạn thất vọng.

Bên ngoài chùa Sùng Hưng Tự Phú Quốc

Khuôn viên trước chính điện chùa Sùng Hưng Tự Phú Quốc

Khuôn viên có nhiều cây cối

Khuôn viên có nhiều cây cối

Đền thờ trung tâm gồm ba tầng, tầng cao nhất là nhà thờ Phật chính giữa là bức tượng Phật A Di Đà, bên phải đặt tượng Đại Thế Chí và tượng Quan Thế Âm đứng bên phải. Ngoài chánh điện và nơi thờ cúng ra, chùa còn thu hút với một cái chuông lớn, hệ thống các bảng hoành phi, câu đối…

Hai bên chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương tại khu du lịch phú quốc, còn các tượng khác trên bàn thờ chính. Sau chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu. Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật tổ A Di Đà. Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 cùng các ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…Với quy mô và kiến trúc độc đáo, từ lâu chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh liên hoàn nơi đảo ngọc.

Chùa Sùng Hưng Cổ Tự Phú Quốc

Phật tam thế điện

Vào sâu hơn là ngôi chánh điện được xây trên nền đá cao khoảng 2m. Trong chánh điện là bàn thờ Tam Thế Phật. A Di Đà ngồi giữa, tả hữu có Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Phía sau bàn thờ được trang trí cảnh rồng lượn trong rất sống động.

Đọc thêm: Khám phá vẻ đẹp của bãi Khem Phú Quốc

Hiện mỗi ngày có khoảng trăm khách thập phương đến Sùng Hưng cổ tự tham quan, vãn cảnh. Khách du lịch Phú Quốc có thể dễ dàng tham quan chùa Sùng Hưng cổ tự, chùa mở cửa từ bảy giờ sáng đến sáu giờ chiều và miễn phí vé vào cửa. Đối với khách du lịch nước ngoài, đến với Sùng Hưng là cơ hội để hiểu hơn về kiến trúc cổ xưa của chùa Việt. Còn đối với những người con Việt Nam, khám phá chùa khi du lịch Phú Quốc lại càng không thể bỏ qua, bạn sẽ được phổ cập một số kiến thức về tôn giáo Việt Nam, hiểu hơn về truyền thống văn hóa của nước ta.

Chùa gần chợ đêm Dinh Cậu, nên sau khi tham quan chùa rất tiện cho du khách đi bộ ra chợ đêm để khám phá cũng như thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của người dân bản địa, mua quà lưu niệm về tặng cho bạn bè, gia đình hoặc quà kỷ niệm hành trình khám phá đảo Ngọc.

Xem thêm: Sự hấp dẫn khó cưỡng lại của đảo phú quốc

Đến với Phú Quốc thì các bạn hãy đến điểm du lịch ấn tượng  này nhé!  Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và có nhiều ý nghĩa.

 

Advertisement